Bánh ngải Lạng Sơn

Với bánh ngải, người vùng núi phía Bắc thường đun lá ngải non với nước tro sạch cho nhừ, rồi rửa sạch, bỏ xơ, cho vào cối giã nhuyễn. Xôi đồ chín cũng được giã đều trong cối cùng với lá ngải đã giã mịn từ trước. Cứ giã thế từ lúc xôi nóng hừng hực tới lúc thành thứ bột mềm, mịn và dẻo thì chuyển sang bắt bánh. Cũng có một cách xử lý lá khác là luộc nước vôi trong để giữ màu xanh, sau đó đảo qua cho ráo nước, cuối cùng lá đó cũng bỏ vào giã nhuyễn cùng xôi cho đến lúc thành bột mịn. Cũng có nơi, người dân xay nhuyễn lá rồi trộn với gạo, đồ thành xôi xanh, rồi mới giã mịn. Khi bột đã nhuyễn dẻo, bánh được tra nhân vừng với đường giã nhỏ mịn. Tỷ lệ nhân bánh không nhiều nếu so với bánh dày đỗ ngọt dưới xuôi. Bù lại, mùi vừng rất dậy quyện với mùi lá ngải nay đã chỉ còn thơm mà không còn chút đắng nào. Lạng Sơn được coi là “thủ phủ” của bánh ngải. Đến với mảnh đất này, ngoài mua thịt vịt quay, bát khâu nhục, khách du lịch còn thường mua bánh ngải mang về làm quà.

Bánh ngải Lạng Sơn

Trong Lạng Sơn


Bài khác

Kiến thức phổ thông

  • Bánh coóc mò

    Bánh cooc mò – nghe cái tên có vẻ dường như còn khá xa lạ với chúng ta nhưng theo tiếng tày nó có nghĩa là sừng bò. Và cái tên…

  • Chè lam Phủ Quang

    Chè lam ngày xưa được dùng như món ăn ngon chỉ dùng vào dịp cúng tổ tiên hoặc lễ tết. Ngày nay ghé thăm Thanh Hóa bạn có thể thưởng thức…

  • Bánh tầm bì

    Hương vị bánh tầm bì ở Cần Thơ rất đặc biệt: bánh được hấp trong cái xững trên bếp than, nên luôn nóng hổi. Những sợi bì óng ánh tươm…

  • Măng le

    Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất Tây Nguyên. Cây le có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Măng…

  • Mạc Đĩnh Chi – Quận 1

    Vị trí: Đường Mạc Đĩnh Chi nằm trên địa bàn phường Đakao quận 1, khởi đầu từ đường Nguyễn Du đến đường Điện Biên Phủ, qua các ngã tư Lê…