Mận hậu Bắc Hà
Chắc hẳn không ai không biết đến sự nổi tiếng của Mật hậu Bắc Hà. Đây là loại mận mà thiên nhiên ban phát riêng cho vùng núi nơi đây. Quả mận hậu có vị chua ngọt khác hẳn với những loại mấn có trên Việt Nam. Ngoài ra cấu tạo của mận Bắc Hà cũng khác so với mận vùng khác bởi quả mận khi cắn vọ sự giòn thanh, ngọt hậu. Đây là điều mà hầu như những…
Đào Sapa
Đào Sapa, mận Bắc Hà là câu nói nổi tiếng, quen thuộc ở rất nhiều nơi bởi sự nổi tiếng thơm ngon của hai đặc sản này. Đào Sapa chín vào tháng 6 và chỉ đến giữa tháng 7 là hết vụ. Đào Sapa có nhiều loại như đào H’mông, đào Vàng, đào Pháp, đào Vân Nam… nhưng ít ai biết đến những cái tên ấy mà thường chỉ gọi chung là “đào rọ” vì cứ khi vào mùa, lúc…
Rượu San Lùng
Rượu San Lùng là một trong những đặc sản của đồng bào vùng núi phía Bắc (Sa Pa – Hà Giang) với thành phần chính là gạo nương cùng một số loại thảo mộc vùng cao. Nếu có dịp đi qua Sa Pa, các bạn hãy mua chút rượu San Lùng về làm quà cho người thân. Theo người Dao, đây là thứ rượu được mệnh danh là rượu tiên ban xuống dòng Pò Sèn quanh năm trong mát này.…
Rượu táo mèo
Quả táo mèo giờ đã không còn xa lạ gì với người dân miền xuôi, đến mùa táo, dường như các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những thúng táo mèo vàng ươm ở bất cứ đâu. Nhiều người cho rằng, táo mèo (hay còn gọi là quả sơn tra) có nguồn gốc từ xã Nậm Khắt, huyện Mù Căng Chải. Cây mọc hoàn toàn tự nhiên, không cần phải gieo trồng hay mất công chăm bón, đến mùa…
Nem măng đắng
Để làm món nem này, người ta thường lấy những chiếc măng vầu đắng, đem luộc chín rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ mềm và dai. Điều đặc biệt, măng được dùng như chiếc bánh đa nem thông thường trong món nem rán ở miền xuôi. Phần nhân của nem măng đắng được làm từ thịt gà băm nhỏ. Muốn có món nem ngon thì phải chọn loại gà tơ, trọng lượng không quá to. Thịt và xương…
Nấm chân chim Bắc Hà
Mình rất thích ăn nấm, đặc biệt là các loại nấm tươi như nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm, nấm hải sản… Trong chuyến du lịch Sa Pa vừa rồi, mình có dịp được thưởng thức thêm một loại nấm mới có tên gọi đặc biệt là nấm chân chim. Nếu các bạn là một tín đồ của món nấm như mình thì nhất định nên thử món nấm độc đáo này một lần. Nấm chân chim còn…
Tương ớt Mường Khương
Ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trồng một loại ớt thóc, quả nhỏ, chín đỏ có vị cay và thơm đặc trưng ít nơi nào có được. Khi ớt đã chín, người dân ở đây đã chế biến những quả ớt tươi thành dạng tương ớt, ăn có vị cay đậm đà, thơm vị thơm của ớt và các loại gia vị khác, rất đặc biệt và hoàn toàn khác với những loại tương ớt ở những địa phương…
Bánh dầy Lào Cai
Bánh dầy được làm từ gạo nếp, khi ăn rất dẻo và thơm mùi gạo nếp. Gạo nếp ngâm qua nước, để ráo và chõ xôi rồi đem giã nhuyễn. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và lăn qua bột nếp khô làm áo. Bánh dầy có thể ăn ngay hay rán lên và có thể bảo quản được 1 tuần.
Măng chua
Măng chua là món ăn đậm chất núi rừng của người Lào Cai. Cách làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ cao cũng như những bí quyết ẩm thực riêng của người Tây Bắc. Măng sau khi hái về, bóc vỏ, thái nhỏ và ủ vào chum, đậy kín khoảng 20 – 30 ngày là có thể ăn được. Măng chua có thể nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi ăn, măng ăn có…
Thịt lợn cắp nách xông khói
Lợn cắp nách thả rông sau một thời gian dài, người dân bản sẽ mổ thịt, chọn phần đùi nạc tẩm ướp gia vị rồi đem phơi sương, phơi nắng và cuối cùng treo ở gác bếp để xông khói. Thịt lợn cắp nách xông khói có hương vị rất lạ, nhiều người kén ăn ban đầu không thích, nhưng ăn rồi lại thích mê mệt đặc sản này ở Sapa.
Thịt nướng Sapa
Thịt nướng thì ở đâu cũng có nhưng tại sao ở Sapa lại được xem là đặc sản? Bởi chăng, vùng đất nơi địa đầu tổ quốc này luôn chìm trong sương giăng ngập lối và cái lạnh len lỏi khắp không gian, sẽ không còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức đồ nướng. Đồ nướng Sapa cũng rất đa dạng với thịt lợn bản xiên que, ba chỉ thái bản to nướng, chim cút nướng, cá suối nướng,…
Cốm Nếp Nương
Trời mang đến cho vùng Tây Bắc sự khó khăn, hiểm trở từ núi rừng thì cũng ban phát cho nơi đây nguồn thực phẩm độc nhất đó là Nếp Nương. Nếp Nương không giống với bất cứ loại nếp nào mà người vùng suôi được ăn từ trước tới nay. Hạt nếp nương to tròn, thơm thanh nhè nhè như hương hoa của núi rừng. Khi hạt chín, lấy tay hua nhẹ qua từng ngọn lúa sẽ phảng lên…