Cà sa bắt nguồn từ tiếng Sanskrit là Kasaya, là màu xấu xa; từ đó mới có từ “nâu sòng”. Thứ áo cà sa thường làm bằng gai thô nhuộm màu vàng để cho người tu theo Phật mặc. Chủ ý là người xuất gia, tu hành khổ hạnh thì không bao giờ dùng màu sắc sặc sỡ, xem như lòng trần đã dứt hết nghiệp chướng.

Thần lực " áo cà sa bảo vật mà Tổ Sư Đạt Ma truyền thừa đã cứu

Cà sa có ba thứ:
• Áo lớn (tiếng Sanskrit là Sanghati) để mặc trong khi thọ giới, thuyết pháp hoặc khất thực ngoài đường.
• Áo thường (tiếng Sanskrit là uttarāsaga) đồ mặc thường.
• Áo nhỏ (tiếng Phạn là antarvâsaka) áo mặc trong.Áo cà sa bằng gai màu vàng của vị Sải Cả, hoặc Hòa thượng ban cho đệ tử đồng thời với cái Bát. Lễ trao Cà-sa và bổn Bát gọi là lễ “Y Bát chơn truyền”. Tục ngữ có câu: “Đi vi Pht mÁo Cà-sa, đi vi ma máo giy.”

Áo tràng là gì?

Áo tràng là pháp phục dành cho cư sỹ tại gia, cũng như xuất gia. … Do đó, Phật chế mặc áo tràng là để che đậy bớt những thứ bất tịnh vậy. Người Phật tử khi lên điện tụng kinh cần phải ăn mặc kín đáo, tắm gội làm cho thân thể thanh tịnh để tỏ lòng tôn kính với chư Phật.

Do đó, Phật chế mặc áo tràng là để che đậy bớt những thứ bất tịnh vậy. Người Phật tử khi lên điện tụng kinh cần phải ăn mặc kín đáo, tắm gội làm cho thân thể thanh tịnh để tỏ lòng tôn kính với chư Phật. Trong nghi thức tụng niệm, có các loại chú như Tịnh khẩu nghiệp (làm sạch miệng, hơi thở), Tịnh thân nghiệp (làm sạch thân thể), Tịnh tam nghiệp (làm sạch ba nghiệp thân, khẩu, ý), Tịnh Pháp giới (làm sạch cả cõi pháp).

Phật chế Phật tử nên dùng y áo có màu xấu xí, chất liệu xấu(hoại sắc) để xả bỏ tâm tham chấp. Trong các kinh điển nguyên thủy nói các Tỳ kheo đi khất thực nếu thấy có mảnh vải nào rơi rớt trên đường không có chủ sở hữu thì lượm về giặt sạch rồi may thành áo. Phật giáo gia nhập vào các dân tộc khác nhau có màu khác nhau. Ở Việt Nam và Trung Quốc đa số sử dụng màu lam hoặc màu nâu. Màu lam là màu hoà hợp không rực rỡ cũng không quá u trầm. Màu lam tượng trưng cho tinh thần bình đẳng, hòa đồng, tinh tấn và nhẫn nhục của người con Phật. Đặc điểm của màu lam là dễ dơ nhưng khó thấy, giống như tâm chúng sanh bao hàm nhiễm ô và thanh tịnh. Tịnh hay nhiễm cũng đều xuất phát từ nơi tâm. Nếu để cho phiền não, nhiễm ô dấy khởi thì che khuất phần thanh tịnh, sáng suốt và ngược lại nếu xa lìa phiền não, tham ái thì chân tâm, Phật tánh ngày càng hiển lộ. Vì thế, khoác lên mình màu áo lam để nhắc nhở người con Phật nỗ lực tu tập, thực hành Chánh pháp.

Màu nâu sồng (đen+đỏ hoặc vàng+đỏ sẫm) là màu tối, màu của đất, không đẹp tượng trưng cho sự giản dị, chân chất, bền bỉ, trầm mặc có khả năng kham nhẫn, chịu thương chịu khó. Mặt khác, màu nâu sồng còn biểu trưng cho sự thanh đạm nhưng đầy hùng lực của đời sống phạm hạnh, ly tục. Chư Tăng Ni và Phật tử miền Bắc hầu hết trang phục là màu nâu sồng này.

Áo tràng là pháp phục cần thiết cho cư sĩ phật tử khi đi lễ chùa, tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật. Ngoài ra, trang phục bên trong người nam nên mặc thêm bộ La Hán, người nữ mặc bộ vạt hò hoặc bà lai, bởi những chiếc áo này thoáng rộng, chất liệu mát thích hợp khi ngồi thiền hay tụng kinh.

TH/ST