Này anh, tiếng Việt mình rất phong phú, riêng từ “cái” thôi, viết thì giống nhau, đọc lên giống nhau mà nghĩa thì khác hẳn. Người ta gọi đó là đồng tự, đồng âm mà dị nghĩa. Tuỳ theo vị trí chữ “cái” đó đứng ở đâu, đi với từ nào mà biết nó thuộc loại từ gì, nghĩa gì. Em sẽ viết cho anh bài học hai từ “cái” và “cáy”, anh phải học thuộc trong thời gian 1 tuần lễ. Nếu thời gian này mà anh không thuộc thì…” Rồi cô cười ngặt nghẽo, hai tay chụp vào vai chồng, hóm hỉnh nói: “thì chưa được …động phòng nhé!

Một chàng trai Việt được chào đời trên đất Mỹ vào cuối năm 1975 tại một tiểu bang rất ít người Việt định cư. Cậu ta lớn lên trên đất Mỹ, theo học tại các trường Mỹ và khi đi làm cũng tại một cơ sở Mỹ. Cậu không được tiếp cận với cộng đồng người Việt, và lại nữa, cha mẹ cậu luôn tất bật với cuộc sống hàng ngày không nhiều thời giờ dạy tiếng mẹ đẻ cho cậu, thế nên cậu nói tiếng Việt bập bẹ như đứa trẻ lên ba và đọc viết chữ Việt chỉ khá hơn học sinh lớp Một. Nhưng bù lại, trong cơ thể cậu đang mang rặt dòng máu Việt Nam nên cậu rất giống cha mẹ từ thể chất đến tư duy, Mặc dù chôn nhau cắt rốn nơi đất khách nhưng tâm hồn cậu luôn hướng về quê cha đất tổ, đúng với cái tên cúng cơm mà cha mẹ đặt cho cậu : Nguyễn Hoài Việt. Hoài Việt đã ba mươi hai tuổi mà vẫn còn sống độc thân. Tâm nguyện của người Mỹ gốc Việt nầy làsẽ lập gia đình với một cô gái Việt để sau nầy con cái khỏi bị lai căn mất gốc. Đó cũng là ý nguyện của cha mẹ cậu.

Vì sao đêm tân hôn lại gọi là 'động phòng hoa chúc'?

Đã vài lần cha mẹ Hoài Việt về thăm Việt Nam và lần nào cũng có dẫn cậu đến thăm gia đình người bạn cũ. Ông bà bạn nầy có một đứa con gái đang là giáo viên dạy văn cấp II. Cô được cha mẹ đặt cho cái tên để kỷ niệm ngày đất nước chấm dứt chiến tranh: Lê Thị Thanh Bình. Thanh Bình đã ba mươi tuổi mà vẫn còn “ở vậy” để lo phụng dưỡng cha me. Chỉ gặp nhau vài lần mà cô cậu đã “phải lòng nhau” và đã được cha mẹ hai bên chấp nhận, hẹn đến năm sau sẽ làm đám cưới.

Từ Mỹ, Hoài Việt gửi thư về cho vị hôn thê, rằng anh sẽ về ở Việt Nam, công tác trong một tập đoàn công nghệ điện tử của Mỹ, rằng anh sẽ làm đám cưới với Thanh Bình v.v… Cô giáo dạy văn phải nhiều lần động não mới hiểu nổi cách hành văn nửa Việt nửa Mỹ của anh chồng tương lai… Chừng đọc tới câu : “… Sau khi là vợ chồng, mình sẽ sanh con đẻ cáy”, cô vừa bực vừa tức cười, rồi ỡm ờ tự hỏi : “Mình lấy anh ta để đẻ ra…cua à!…”. Nhưng rồi cô cũng thông cảm.

Ngày đám cưới, cha mẹ Thanh Bình có mời bà con bên ngoại dưới quê lên dự. Ông cậu của Thanh Bình là một lão nông chất phác, vừa tới cửa, ông cười giòn giã rồi nói lớn tiếng gây cho Hoài Việt chú ý : “Tao tưởng nhà của tụi bây ở trong sâu, ai dè từ đường cái vô có mấy bước”. Sau đám cưới, Hoài Việt rặn từng tiếng mới ra câu hỏi vợ : “Sao ông cậu không nói từ cái đường vô cái nhà mà nói từ đường cái?”. Thanh Bình không nín được cười rồi nhớ lại mấy ngày trước đám cưới, Hoài Việt dẫn cô đến tham quan nơi làm việc của anh ta, cô thấy chồng mình nói tiếng Anh với Mỹ như… lặt rau, thế mà một câu nói tiếng mẹ đẻ dễ ợt, anh ta phải… mắc nghẹn ba bốn lần! Cô nhớ lại trong thư anh viết có từ “cáy” bây giờ lại thắc mắc về từ “cái”. Chỉ hai từ nầy thôi, chồng cô cũng chưa hiểu được nghĩa của nó. Cô thông cảm cho chồng rồi ôn tồn giải thích:

“Này anh, tiếng Việt mình rất phong phú, riêng từ “cái” thôi, viết thì giống nhau, đọc lên giống nhau mà nghĩa thì khác hẳn. Người ta gọi đó là đồng tự, đồng âm mà dị nghĩa. Tuỳ theo vị trí chữ “cái” đó đứng ở đâu, đi với từ nào mà biết nó thuộc loại từ gì, nghĩa gì. Em sẽ viết cho anh bài học hai từ “cái” và “cáy”, anh phải học thuộc trong thời gian 1 tuần lễ. Nếu thời gian này mà anh không thuộc thì…”. Rồi cô cười ngặt nghẽo, hai tay chụp vào vai chồng, hóm hỉnh nói: “thì chưa được …động phòng nhé!

Phụ huynh bế tắc khi dạy con học Tiếng Việt lớp 1 - Giáo dục

Hoài Việt chả biết “động phòng” là cái quái gì, thấy vợ cười vui và có cử chỉ âu yếm, anh cũng… khoái chí cười theo!

Cái “giáo án” mà cô giáo Thanh Bình soạn cho “học sinh” Hoài Việt học vỡ lòng là bài “Cái và Cáy”, kèm theo những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao mang tính giáo dục về đạo lý và phong tục tập quán Việt Nam:

1. CÁI là danh từ , nghĩa là MẸ, như “Bố CÁI Đại Vương” nhằm tôn xưng ông Phùng Hưng vừa là vị vua lớn của nước vừa là cha MẸ của dân. Tục ngữ có câu “Con dại CÁI mang” để nói con mà ngu dại thì MẸ phải chịu trách nhiệm. Câu ca dao “…Nàng về nuôi CÁI cùng con…” thì từ CÁI nầy cũng nghĩa là MẸ… Nhưng khi nó đứng sau từ “con” thì nó lại là… con chứ không phải mẹ, như “sanh con đẻ CÁI” hoặc “Con CÁI trong nhà” là chỉ chung con trai, con gái. Còn CÁI là danh từ với nghĩa khác để chỉ phần đặc trong canh như thịt, cá, rau… thì tục ngữ có câu “Khôn ăn CÁI, dại húp nước”. Danh từ CÁI để chỉ người làm chủ canh bạc (làm CÁI) : “Nhà CÁI tay non, nhà con hốt bạc”. CÁI ghẻ là một loài ký sinh gây ra bệnh ghẻ. Trong Hán Việt, danh từ CÁI là cây dù, cây lọng.

2. CÁI là loại từ (còn gọi mạo từ) đặt trước danh từ chung, như CÁI nhà, CÁI bàn, CÁI ghế, đặt trước danh từ trừu tượng như “CÁI nết đánh chết CÁI đẹp”; hoặc để khen thì người ta nói “CÁI khó ló CÁI khôn”; để chê thì nói “CÁI khó bó Cái khôn”; để mỉa mai thì nói khác: “CÁI khó ló CÁI…ngu”. Một việc nhỏ không khéo giải quyết để trở thành việc lớn thì nói: “CÁI sảy nảy CÁI ung”. Ngoài ra, loại từ CÁI đôi khi đặt trước danh từ riêng để gọi bé gái: CÁI Lan, CÁI Huệ…

3. CÁI là tính từ chỉ giới tính như Đực, CÁI. Kinh nghiệm trong việc lựa giống vật để nuôi, dân gian có câu: “Chọn đực coi dái, chọn CÁI coi vú”. Từ CÁI chỉ giới tính còn có cách nói khác cùng một vần: Gái (trai); Mái (trống); Nái (nọc). Cách nầy người ta gọi là: Đồngvận, đồng nghĩa mà biến âm.
CÁI là tính từ có nghĩa là Lớn như: đường CÁI, sông CÁI: “Đường CÁI là đường CÁI quan, chận em đi chợ để tan chợ rồi” (ca dao). Và như: “Suối con lải nhải chẳng tải được gì, sông CÁI lầm lì người đi xuôi ngược”.

4. CÁI là động từ chỉ sự né tránh: “CÁI đi đường khác”; chỉ sự không hài lòng: “CÁI mặt lắc đầu”. Trong Hán Việt, động từ CÁI là chỉ sự bao trùm: “CÁI thế anh hùng”. Động từ CÁI nghĩa là đậy thì có câu: “CÁI quan luận đinh”, nghĩa là khi đậy nắp quan tài (người chết) mới luận công hay định tội người đó. CÁI nghĩa là xin, như “CÁI ban” là chỉ nhóm người ăn xin: “CÁI ban chơi gan hơn bá hộ”.
Ngoài ra, từ CÁI là gốc tiếng Khơme, ta lấy đặt tên nhiều địa danh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long : CÁI Tàu, CÁI Sắn, CÁI Sơn; CÁI Răng, CÁI Cóc, CÁI Mơn, CÁI Bè v.v…

Trên đây là CÁI i ngắn , còn dưới đây là CÁY y dài:

1. Động từ THÁU CÁY là mánh khoé của giới cờ bạc nhằm đánh lừa đối phương (bài xấu mà giả như tốt để lừa).

2. CÁY danh từ là loài cua nhỏ sống ở bờ biển, người ta dùng nó để làm mắm: “Nhát như CÁY”. Thành ngữ “Bầu dục chấm mắm CÁY” để chỉ sự mất cân xứng giữa cái ngon (bầu dục) và cái rẽ tiền (mắm CÁY). Một gia đình nghèo, đời cha cực khổ đến đời con cũng vất vả, người ta dùng câu thành ngữ rất hay để mô tả: “Đời cua cua máy, đời CÁY CÁY đào”.
Còn một câu nữa rất tuyệt, gồm các từ ngữ dân gian, cách gieo vần độc đáo, ý nghĩa tương phản, đối nhau chan chát để chỉ hai loại người trong xã hội có hai cách sống và hai tâm trạng khác nhau: “Ăn mắm CÁY ngáy o o, ăn thịt bò lo ngay ngáy”.

Hoài Việt rất thích tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình “học bài” có những gì chưa thông suốt anh liền hỏi vợ hoặc nhờ người thân giải thích. Sau 1 tuần, anh gặp vợ để “trả bài”. Thanh Bình khen anh thông minh và động viên chồng: “Anh nên nhẫn nại, chỉ cần thuộc 2 ngàn từ thông dụng thì có thể viết và nói tiếng Việt tương đối khá”. Qua một thoáng suy nghĩ, Hoài Việt kêu lên: “Trời ơi! Mới có 2 từ mà mất hết 1 tuần, nếu thuộc 2 ngàn từ thì phải mất 1 ngàn tuần, tính ra là 20 năm nữa à?!” Thanh Bình phá lên cười rồi âu yếm vuốt nhẹ vào lưng chồng khuyên giải: “Không dài như vậy đâu. Trong thời gian còn làm việc ở nước nhà, anh nên thường xuyên tiếp cận với mọi giai tầng người Việt trong xã hội, nhất là anh biết quay lại cội nguồn dân tộc thì thời gian ấy chỉ còn không tới một phần mười”. Rồi cô yêu cầu chồng thực tập bài học vừa rồi:
“- Nầy anh, anh thử đặt một câu nói có từ “cái” trong đó!
Qua một thoáng suy nghĩ, Hoài Việt “trả bài”:
“- Nầy em, em cho anh xin một CÁI…hôn!

Thanh Bình không trả lời nhưng biểu đồng tình bằng một CÁI…cười!

Tác giã: Đỗ Văn Đồng

cochinchine-saigon